Triệu chứng bệnh trĩ gây ra rất nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Do đó bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho người đọc những biện pháp đơn giản, hữu ích để có thể phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Thay đổi lối sống phòng ngừa triệu chứng bệnh trĩ
Duy trì một lối sống cân bằng, khỏe mạnh không chỉ giúp nâng cao sức khỏe, tinh thần mà còn làm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Những thay đổi nhỏ trong lối sinh hoạt đôi khi cũng có thể mang lại những lợi ích không ngờ tới, giúp cơ thể trở nên “miễn nhiễm” với bệnh tật.
Trĩ là một trong những bệnh lý bị ảnh hưởng rất nhiều bởi thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống hàng ngày. Do đó, để phòng ngừa và điều trị triệu chứng bệnh trĩ hiệu quả, mỗi chúng ta nên luyện tập những thói quen tốt cho sức khỏe sau đây:
Chú ý đến chế độ ăn uống
Táo bón là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh trĩ, do đó để phòng ngừa và điều trị hiệu quả bệnh trĩ, chúng ta chú ý đến chế độ ăn uống, tránh tình trạng táo bón, khó đi tiêu.
- Ăn nhiều chất xơ: Ăn thực phẩm có nhiều chất xơ giúp cải thiện nhu động ruột, kích thích quá trình tiêu hóa và giúp cho việc đi vệ sinh trở nên dễ dàng hơn. Nên lựa chọn những loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ như rau xanh, các loại rau củ, trái cây,…
- Uống đủ nước: Uống đủ nước sẽ giúp cho phân mềm, dễ đi vệ sinh hơn. Nhu cầu nước của một người bình thường dao động trong khoảng từ 1.5-2 lít. Cách tốt nhất để cung cấp đủ nước cho cơ thể là uống nước ngay mỗi khi cơ thể cảm thấy khát.
- Tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo: Ăn quá nhiều chất béo, dầu mỡ sẽ gây ra tình trạng khó tiêu, giảm nhu động ruột, làm tăng nguy cơ bị táo bón.
- Không ăn quá nhiều đồ cay: Thức ăn cay không trực tiếp gây ra bệnh trĩ, nhưng có thể gây ra cảm giác kích ứng, khó chịu khi đi vệ sinh và làm trầm trọng thêm triệu chứng của bệnh.
Ăn nhiều rau xanh và trái cây giúp ngăn ngừa triệu chứng bệnh trĩ
Thay đổi tư thế làm việc
Nhiều ngành nghề, công việc yêu cầu phải đứng hoặc ngồi trong một thời gian dài, dẫn đến dồn đọng máu ở phần thân dưới, làm tăng áp lực lên hệ thống tĩnh mạch trực tràng. Sự tăng áp lực kéo dài liên tục có thể làm tăng triệu chứng bệnh trĩ, các búi trĩ phồng ra, thậm chí là sung huyết.
Những người làm những công việc đặc thù, có nguy cơ cao mắc bệnh nên lưu ý những điều sau:
- Không đứng hoặc ngồi quá lâu: Thường xuyên thay đổi tư thế làm việc, nên đi lại hoặc vận động nhẹ nhàng sau mỗi 45-60 phút để tăng cường sự lưu thông máu trong cơ thể.
- Tránh mang vác nặng: Mang vác, hoạt động nặng sẽ làm tăng áp lực lên ổ bụng, làm cản trợ sự lưu thông của máu. Áp lực kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh trĩ.
Điều chỉnh thói quen đi vệ sinh:
Một trong những biện pháp hiệu quả để phòng ngừa triệu chứng bệnh trĩ là thay đổi thói quen đi vệ sinh.
- Nên tập thói quen đi vệ sinh từ 1 – 2 lần mỗi ngày: Nên ưu tiên lúc mới ngủ dậy hoặc trước khi đi ngủ, vì đây là khoảng thời gian rảnh rỗi, tinh thần thoải mái.
- Không ngồi trên bồn vệ sinh quá lâu và không cố rặn quá nhanh: Điều này sẽ làm gia tăng áp lực lên vùng trực tràng, lâu ngày sẽ dẫn đến hình thành các búi trĩ.
- Vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đi tiêu: Sử dụng giấy mềm hoặc nước để vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đi tiêu.
Tăng cường tập luyện thể dục
Ngoài việc duy trì một lối sống khỏe mạnh, chế độ tập luyện cũng rất quan trọng trong việc phòng ngừa và cải thiện triệu chứng bệnh trĩ. Tập luyện thể thao không chỉ nâng cao sức khỏe, tinh thần mà còn giúp tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện nhu động ruột, kích thích hệ thống tiêu hóa,… từ đó giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Để phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả, ngoài các phương pháp thay đổi lối sống, chúng ta còn nên kết hợp với việc tập luyện thể dục thường xuyên.
- Tập luyện thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày
- Uống đủ nước trong khi luyện tập
- Không tập luyện quá sức hoặc những bài tập quá lâu
Tuy nhiên, đối với những người đã mắc bệnh trĩ nên tránh tập những môn thể thao vận động mạnh, tăng áp lực lên ổ bụng.
- Nâng tạ, gập bụng: những môn thể thao cần gồng cơ bụng và nín thở khiến cho áp lực tăng đột ngột lên ổ bụng và dồn xuống phần trực tràng, điều này làm cho phần búi trĩ bị căng lên và có thể bị sa ra ngoài.
- Những môn thể thao nên tránh: Những môn thể thao vận động mạnh (đá bóng, bóng rổ, chạy nhanh,…) đòi hỏi cơ thể phải gồng cơ bụng, lấy hơi và di chuyển liên tục. Điều này làm tăng áp lực lên ổ bụng gấp 2-3 lần so với bình thường và có thể làm tăng việc cọ xát hậu môn dẫn đến những triệu chứng như sưng, đau gây rát.
Tăng cường tập thể dục để hỗ trợ điều trị triệu chứng bệnh trĩ
Sử dụng kem bôi trĩ Procto3 cải thiện triệu chứng bệnh trĩ
Kem bôi trĩ Procto3 sản xuất bởi công ty Dược phẩm Dulàc Farmaceutici – Italy, thành phần hoạt chất chính Diosmin đã được chứng minh có tác dụng hiệu quả đối với bệnh lý mạch máu tĩnh mạch nói chung, đặc biệt đối với bệnh trĩ. Diosmin giúp làm bền thành mạch, cải thiện chức năng tĩnh mạch và tăng cường lưu thông máu, từ đó giúp ngăn ngừa sự phồng, giãn búi trĩ, phục hồi chức năng vùng đệm hậu môn trực tràng.
Ngoài ra, các thành phần chiết xuất từ dược liệu thiên nhiên như hạt dẻ ngựa, rau má, bơ hạt mỡ,… còn có tác dụng cải thiện tuần hoàn, dưỡng ẩm, giảm sự kích ứng, khó chịu do các triệu chứng của bệnh trĩ.
Người viết: Mỹ Trinh
Hỗ trợ chuyên môn: Ds. Của Trần
Tài liệu tham khảo: