Ít nhất một lần trong đời, bạn có thể mắc bệnh trĩ. Tuy nhiên có nhiều phương pháp để điều trị. Một trong số đó là bài tập cho người bệnh trĩ, nó có thể giúp bạn điều trị và ngăn ngừa bệnh trĩ vô cùng hiệu quả.
Tập thể dục thường xuyên cũng có thể giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa và giúp việc đi đại tiện đều đặn, dễ dàng hơn. Từ đó sẽ ngăn ngừa táo bón, làm giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ.
6 bài tập cho người bệnh trĩ
6 bài tập cho người bệnh trĩ sau đây tác động vào các mô trực tràng cùng với cơ bụng và cơ vòng để giảm sưng và viêm. Ngoài ra nó còn giúp bạn có cơ thể dẻo dai và phòng ngừa được một số bệnh lý.
1. Co cơ sàn chậu
Bài tập cho người bệnh trĩ đầu tiên là co cơ sàn chậu. Bài tập này sẽ giúp bạn dễ dàng đi ngoài hơn, đồng thời thư giãn cơ vòng hậu môn và ngăn ngừa táo bón.
- Nằm ngửa hoặc ngồi
- Co cơ hậu môn của bạn như thể bạn đang ngăn mình thải khí
- Giữ sự co thắt này trong 5 giây
- Sau đó thư giãn trong 10 giây
- Lặp lại 5 lần
- Lặp lại, nhưng chỉ sử dụng một nửa sức của bạn
- Siết và thư giãn các cơ nhanh nhất có thể
- Tiếp tục càng lâu càng tốt
- Thực hiện theo trình tự này 2 đến 4 lần trong ngày.
Bài tập cho người bệnh trĩ – co cơ sàn chậu
2. Bài tập hít thở sâu
- Ngồi thẳng và đặt hai tay lên trên thắt lưng ở hai bên khung xương sườn dưới.
- Với mỗi lần hít vào, hãy hít âu vào bụng để bụng nở ra.
- Với mỗi lần thở ra, hãy kéo rốn về phía cột sống.
- Tiếp tục trong tối đa 5 phút.
Bài tập cho người bệnh trĩ – hít thở sâu
3. Bài tập tư thế trẻ em (Balasana)
Tư thế trẻ em là một trong các bài tập cho người bệnh trĩ mang lại hiệu quả cao và dễ dàng thực hiện tại nhà. Tư thế này giúp tăng tuần hoàn xung quanh hậu môn và ngăn ngừa táo bón.
- Bắt đầu tư thế đặt 2 đầu gối và 2 tay xuống sàn
- Ngồi về phía sau, đặt hông của bạn trên gót chân của bạn.
- Mở rộng cánh tay của bạn trước mặt bạn hoặc thả lỏng chúng dọc theo cơ thể của bạn.
- Nghỉ ngơi ở vị trí này trong tối đa 5 phút.
Bài tập cho người bệnh trĩ – tư thế trẻ em (Balasana)
4. Tư thế chống chân lên tường (Viparita Karani)
Tư thế này có thể thúc đẩy lưu thông đến hậu môn của bạn đồng thời giảm bớt sự khó chịu và kích ứng.
- Ngồi với phía bên phải của bạn cạnh một bức tường
- Đặt hai chân lên tường và nằm ngửa
- Đặt cánh tay của bạn ở bất kỳ vị trí nào thoải mái hoặc tự xoa bóp bụng nhẹ nhàng
- Giữ tư thế này trong tối đa 15 phút.
Bài tập cho người bệnh trĩ – chống chân lên tường (Viparita Karani)
5. Tư thế chống gió (Pawanmuktasana)
- Bạn nằm ngửa
- Gập một hoặc cả hai đầu gối và hướng chúng về phía ngực của bạn
- Đặt tay quanh ống chân, siết chặt tay hoặc chống khuỷu tay đối diện
- Giữ tư thế này trong tối đa 1 phút.
Bài tập cho người bệnh trĩ – tư thế chống gió (Pawanmuktasana)
6. Tư thế góc cố định (Baddha Konasana)
Tư thế góc cố đinh là bài tập cho người bệnh trĩ bạn không thể bỏ qua. Vì tư thế này có thể củng cố và cải thiện tính linh hoạt ở đùi trong, háng và đầu gối. Nó cũng có thể làm dịu chứng đầy bụng, khó tiêu.
- Đặt xương ngồi của bạn trên đệm, khối hoặc chăn gấp
- Đặt lòng bàn chân của bạn gần nhau và đầu gối của bạn rộng ra
- Đan các ngón tay quanh ngón chân út khi bạn kéo dài cột sống
- Giữ nguyên tư thế này trong tối đa 1 phút.
Bài tập cho người bệnh trĩ – tu thế góc cố định (Baddha Konasana)
Bài tập nào bạn nên tránh khi mắc bệnh trĩ?
Tránh các loại bài tập nặng nhọc hoặc có tác động mạnh, đặc biệt là những bài tập gây áp lực lên vùng bụng, vùng hậu môn. Những loại hoạt động này có thể gây đau, kích ứng hoặc chảy máu cho người bệnh trĩ.
Các bài tập cần tránh bao gồm:
- squats và các động tác tương tự
- Cử tạ
- Đạp xe
- Cưỡi ngựa
- Chèo thuyền.
Các biện pháp điều trị bệnh trĩ tại nhà
Bạn có thể sử dụng một số biện pháp điều trị tại nhà và một số mẹo hữu ích để điều trị và ngăn ngừa bệnh trĩ:
- Tích cực tập thể dục như yoga, bơi lội và chạy bộ
- Giữ cho khu vực hậu môn luôn khô thoáng và sạch sẽ sau mỗi lần đi vệ sinh
- Khi ngồi nên lót mông bằng gối mềm hoặc đệm
- Sử dụng một số loại thuốc nhuận tràng, giảm đau,…kết hợp dùng kem bôi trĩ
- Sử dụng cây phỉ, lô hội thoa vùng hậu môn để làm dịu sưng tấy
- Mỗi lần ngâm hậu môn trong bồn nước nóngtừ 15 đến 20 phút. Thực hiện vài lần mỗi ngày hoặc sau khi bạn đi tiêu.
- Sử dụng nước ấm để làm sạch vùng hậu môn khi tắm. Tránh sử dụng xà phòng
- Thay vì dùng giấy vệ sinh, hãy dùng nước hoặc khăn ướt để lau sạch hậu môn sau khi đi ngoài
- Chườm lạnh lên hậu môn để giảm đau và sưng tấy
- Tránh đứng hoặc ngồi trong thời gian dài
- Tránh rặn khi đi ngoài và không nên ngồi lâu trên bồn cầu
- Uống đủ 2-3 lít nước trong ngày
- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, bao gồm trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát
- Thiết lập thói quen đi đại tiện đều đặn và đi ngay khi có nhu cầu.
Người viết: Mỹ Trinh
Hỗ trợ chuyên môn: Ds. Của Trần
Tài liệu tham khảo: