Trĩ nội là một căn bệnh gây ám ảnh cho nhiều người, bởi nó mang lại cảm giác e ngại, xấu hổ cho bệnh nhân và gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống. Nếu không điều trị sớm sẽ để lại tác hại vô cùng nghiêm trọng.
Trĩ nội là gì?
Ở hậu môn có các đám rối tĩnh mạch trĩ nội và các đám rối tĩnh mạch trĩ ngoại. Các đám rối tĩnh mạch này có chức năng giúp cho máu từ vùng hậu môn trở về tim theo tuần hoàn máu. Nó có vai trò như một lớp đệm giúp hậu môn được khép lại.
Trĩ nội là tình trạng các đám rối tĩnh mạch trĩ bên trong trực tràng sưng phồng, sa giãn quá mức gây ra các triệu chứng điển hình như đau, rát, chảy máu, tăng tiết dịch ở hậu môn.
Các cấp độ của trĩ nội và dấu hiệu nhận biết
Tùy theo mức độ sa giãn của các búi trĩ mà trĩ nội được chia làm 4 cấp độ, mỗi cấp độ sẽ có biểu hiệu đặc trưng:
Độ 1: Mới hình thành, búi trĩ vẫn nằm hoàn toàn trong ống hậu môn, người bệnh không nhìn thấy búi trĩ. Triệu chưng chưa rõ ràng. Nếu đi ngoài phân rắn sẽ chảy máu màu đỏ tươi.
Độ 2: Búi trĩ sa thấp hơn độ 1, lúc bình thường búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn, nhưng khi di ngoài đầu búi trĩ thập thò ở lỗ hậu môn, có thể nhìn thấy và sờ thấy được, chảy máu, nhứt buốt khi đi ngoài.
Độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài ống hậu môn khi đi ngoài hoặc khi đi lại nhiều, búi trĩ co vào trong khi được đẩy vào. Chảy máu và đau rát nhiều hơn, máu có thể nhỏ giọt hoặc bắn thành tia khi đi đại tiện.
Độ 4: Búi trĩ thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn, không co vào trong được. Cảm giác đau đớn và chảy máu bất cứ lúc nào.
Hình ảnh minh họa các cấp độ bệnh trĩ nội
Tác hại của trĩ nội
Bệnh trĩ tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra không ít tác hại khiến người bệnh cảm thấy phiền toái và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe:
- Ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh
- Làm giảm chất lượng đời sống do cảm giác khó chịu mà bệnh trĩ nội gây ra
- Có nguy cơ dẫn đến thiếu máu mãn tính
- Nhiễm khuẩn búi trĩ.
Phương pháp điều trị trĩ nội
Điều trị tại nhà cho trường hợp nhẹ
- Dùng thuốc thoa hoặc thuốc đặt hậu môn theo hướng dẫn bác sĩ
- Giữ vệ sinh vùng hậu môn
- Ngâm hậu môn trong nước ấm
- Chườm nước đá
- Nếu trĩ lòi ra ngoài, dùng tay để đẩy vào
- Lau hậu môn bằng khăn mềm hoặc khăn giấy ướt
- Sử dụng thuốc bôi Procto3 để làm giảm các triệu chứng.
- Dinh dưỡng:
- Dùng thực phẩm giàu chất xơ: Trái cây khô, rau xanh, các loại hạt
- Dùng thêm chất xơ bổ sung
- Uống nhiều nước: Khoảng 6-8 ly nước mỗi ngày.
Kem bôi Procto3 điều trị trĩ nội và trĩ ngoại
Điều trị bằng thủ thuật và phẫu thuật
2 phương pháp này được áp dụng cho trĩ độ 2, 3, 4 theo hướng dẫn của bác sĩ:
Thủ thuật: Nong giãn hậu môn, chích xơ hóa búi trĩ, thắt búi trĩ bằng vòng cao su, đông nhiệt bằng tia hồng ngoại lên các búi trĩ, đông lạnh bằng cách áp nitơ lỏng lên búi trĩ.
Phẫu thuật: Sử dụng phương pháp St Mark’s hospital cắt từng búi trĩ, sử dụng phương pháp whitehead cải biên cắt trĩ vòng, sử dụng phương pháp Longo khâu treo búi trĩ về ống hậu môn và thắt mạch máu cung cấp cho búi trĩ.
Cách phòng ngừa bệnh trĩ nội
Với một số cách đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn phòng tránh bệnh trĩ và ngăn ngừa nguy cơ bệnh tiến triển:
- Tăng cường bữa ăn giàu chất xơ: rau xanh, trái cây khô, các loạt hạt, ngũ cốc nguyên hạt,…
- Uống ít nhất 6 ly nước mỗi ngày
- Duy trì thói quen đi đại tiện vào một thời gian cố định trong ngày
- Không ngồi lâu và không rặn khi đi đại tiên
- Tránh các hoạt động ngồi hoặc đứng lâu
- Vận động thể lực thường xuyên bằng các bài tập nhẹ nhàng.
Người viết: Mỹ Trinh
Hỗ trợ chuyên môn: Ds. Của Trần
Tài liệu tham khảo: