Bệnh trĩ ngoại gây ra những cơn đau rát, ngứa ngáy khó chịu, làm ảnh hưởng lớn đời sống tinh thần và sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Do vậy người bệnh cần được trang bị kiến thức về bệnh trĩ, đặc biệt là dấu hiệu và cách phòng ngừa.
Trĩ ngoại là gì?
Trĩ ngoại là tình trạng các đám rối tĩnh mạch trĩ xung quanh hậu môn sưng phồng, sa giãn quá mức gây ra các triệu chứng điển hình như đau, rát, chảy máu ở hậu môn.
Trĩ ngoại có các búi trĩ nằm ngoài hậu môn
Dấu hiệu nhận biết trĩ ngoại
Bệnh trĩ ngoại thường dễ phát hiện hơn trĩ nội vào giai đoạn đầu, vì các búi trĩ nằm ngoài hậu môn. Người bệnh có thể dựa vào các dấu hiệu dưới đây để nhận biết:
- Ngứa và đau vùng hậu môn khi đi ngoài
- Ở giai đoạn nặng có chảy máu khi đi ngoài
- Búi trĩ có màu hồng nhạt, khi chạm vào cảm thấy mềm
Tác hại của trĩ ngoại
Người bệnh thường chủ quan vì nghĩ rằng trĩ ngoại là căn bệnh phổ biến, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu không điều trị sớm, búi trĩ phát triển lớn sẽ gây ra một số tác hại về tinh thần lẫn sức khỏe:
- Ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần và tâm lý người bệnh
- Phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày và đời sống vợ chồng
- Bũi trĩ phát triển to dần gây ra tình trạng sa búi trị, làm tắc nghẹt hậu môn, cản trở lưu thông máu, người bệnh cảm thấy đau nhức và ngứa ngáy nhiều. Nặng hơn có thể gây nhiễm trùng và hoại tử búi trĩ
- Có thể dẫn đến áp xe hậu môn, nứt kẽ hậu môn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nghiêm trọng hơn có thể gây ra ung thư nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.
- Giảm chức năng cơ vòng hậu môn nếu bệnh tiến triển nặng. Lúc này người bệnh sẽ không tự chủ được khi đi vệ sinh.
-
Biến chứng của bệnh trĩ ngoại
Bệnh trĩ ngoại có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm
Phương pháp điều trị trĩ ngoại
Điều trị tại nhà
- Ngâm hậu môn vào nước ấm khoảng 5-10 phút một lần, thực hiện nhiều lần một ngày
- Lau sạch hậu môn sau khi đi ngoài bằng khăn mềm
- Chườm đá lạnh lên hậu môn để giảm sưng
- Hạn chế rặn khi đi ngoài
- Sử dụng thuốc bôi trĩ Procto3 để giảm đau, ngứa, giúp người bệnh phục hồi nhanh bệnh trĩ
- Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ
- Uống đủ nước mỗi ngày
Kem bôi Procto3 điều trị trĩ nội và trĩ ngoại
Điều trị ngoại khoa
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị trĩ như chích xơ hóa búi trĩ, thắt dây thun búi trĩ, phẫu thuật cắt trĩ, phương pháp longo. Tuy nhiên đối với trĩ ngoại, thông thường không được khuyên làm phẫu thuật, ngoại trừ trường hợp bệnh đã phát triển nặng, bị nhiễm trùng, lở loét.
Cách phòng ngừa bệnh trĩ ngoại
Bệnh trĩ là một căn bệnh phổ biến và có thể xảy ra với bất kỳ ai. Điều quan trọng là bạn nên phòng ngừa từ bây giờ bằng một lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học:
- Vận động cơ thể thường xuyên, tập thể dục với các bài tập phù hợp với thể trạng
- Hạn chế ngồi một chỗ quá lâu
- Không ngồi lâu và không nên rặn khi đi đại tiện
- Không nhịn lâu khi buồn đi đại tiện
- Tập thói quen đi đại đại tiện vào khung giờ cố định trong ngày
- Chế độ ăn cung cấp đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là chất xơ
- Uống đủ nước mỗi ngày tùy theo nhu cầu cần nước của cơ thể
Người viết: Mỹ Trinh
Hỗ trợ chuyên môn: Ds. Của Trần
Tài liệu tham khảo: