Trĩ ngoại gây cho người bệnh cảm giác đau rát khó chịu thường xuyên. Thậm chí là chảy máu khi đi ngoài. Các phương pháp điều trị trĩ ngoại dưới đây sẽ giúp bạn sớm hồi phục và không còn nỗi lo do trĩ.
Bệnh trĩ ngoại là gì?
Trĩ ngoại là tình trạng sưng phồng các tĩnh mạch bên ngoài hậu môn. Những búi trĩ này có thể gây chảy máu, đau rát và ngứa.
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh trĩ thường là do táo bón. Khiến người bệnh rặn quá mạnh, ngồi trên bồn cầu quá lâu do phân cứng và khó đi ngoài.
Nếu bệnh trĩ ngoại không biến mất trong 1 đến 2 tuần, bác sĩ có thể kê đơn thuốc làm mềm phân để giúp đi ngoài dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu bạn bị đau dữ dội, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ.
Dưới đây là các nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị trĩ ngoại.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Ngoài táo bón, các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác của bệnh trĩ bao gồm:
- Làm công việc khuân vác năng nhọc
- Chế độ ăn uống ít chất xơ
- Thừa cân, béo phì
- Đứng hoặc ngồi trong thời gian dài
- Mang thai
Các triệu chứng của bệnh trĩ ngoại
- Trĩ ngoại thường ngứa và đau.
- Bạn có thể sờ thấy búi trĩ khi chạm vào khu vực xung quanh hậu môn. Các búi trĩ ngoại thường có màu hồng nhạt hơn một chút so với vùng da xung quanh.
- Máu lẫn trong phân, có khi dây trên khăn giấy. Máu thường ở bề mặt ngoài của phân và có màu đỏ tươi vì nó thường chảy ra trực tiếp từ búi trĩ chứ không phải bất cứ nơi nào khác trong đường tiêu hóa.
- Máu chảy từ búi trĩ không nhiều. Nếu bạn thấy một lượng máu đáng kể nên đến bệnh viện để thăm khám ngay.
- Trĩ ngoại có thể rất đau nếu chúng bị huyết khối. Các búi trĩ thường có màu xanh tím. Trĩ huyết khối xảy ra khi bên trong búi trĩ hình thành cục máu đông. Do đó, máu không thể lưu thông qua búi trĩ nên vô cùng đau đớn.
Phương pháp điều trị trĩ ngoại
Các phương pháp điều trị trĩ ngoại bao gồm các biện pháp khắc phục tại nhà và điều trị y tế.
Điều trị tại nhà
- Ngâm hậu môn vào nước ấm vài lần trong ngày
- Nhẹ nhàng làm sạch hậu môn sau khi đi đại tiện, nên sử dụng khăn ướt hoặc chiếc khăn mềm
- chườm túi đá bằng vải vào búi trĩ để giảm sưng
- Dùng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC)
- Dùng kem bôi điều trị trĩ để giảm các triệu chứng
Điều trị y tế
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị trĩ như chích xơ hóa búi trĩ, thắt dây thun búi trĩ, phẫu thuật cắt trĩ, phương pháp longo. Tuy nhiên đối với trĩ ngoại, thông thường không được khuyên làm phẫu thuật, ngoại trừ trường hợp bệnh đã phát triển nặng, bị nhiễm trùng, lở loét.
Do đó đối với bệnh trĩ ngoại ở mức độ nhẹ bạn chỉ cần dùng thuốc và thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà.
Các phương pháp phòng tránh bệnh trĩ
Ngoài phương pháp điều trị trĩ ngoại thì điều quan trọng để ngăn ngừa bệnh trĩ ngoại phát triển là tránh táo bón. Đây là yếu tố điều trị được đặt lên hàng đầu.
- Tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn như trái cây tươi, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt,…
- Uống nhiều nước mỗi ngày, từ 2-3 lít nước
- Tham gia vào hoạt động thể chất thường xuyên, giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa
- Đi ngoài ngay khi có nhu cầu, không nhịn lâu vì sẽ làm phân khô cứng khó đi ngoài
- Không ngồi trong toilet quá lâu
- Những người bị táo bón và bệnh trĩ tái đi tái lại nhiều lần nên đi khám bác sĩ để có cách điều trị kịp thờ
Người viết: Mỹ Trinh
Hỗ trợ chuyên môn: Ds. Của Trần
Tài liệu tham khảo:
https://www.webmd.com/digestive-disorders/understanding-hemorrhoids-basics