Bệnh trĩ tái phát liên tục là nỗi ám ảnh dai dẳng của nhiều bệnh nhân. Mặc dù đã qua chữa trị nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ tái phát cao. Vậy đâu là giải pháp giúp ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát?
Ám ảnh bệnh trĩ tái phát sau phẫu thuật
Một bệnh nhân là thợ may chia sẻ, chị bị táo bón đã nhiều năm, chỉ khi đi khám chị mới biết mình bị trĩ nhưng lại chần chừ không điều trị. Đến lúc đi ngoài chảy máu, đau rát, búi trĩ phình giãn nhiều hơn chị mới bắt đầu chữa trị. Sau khi điều trị phẫu thuật xong chị thấy nhẹ nhõm cả người vì không còn ám ảnh về trĩ nữa, cuộc sống dần trở lại bình thường, tâm trạng thoải mái và công việc cũng thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, vì ỷ y bệnh đã được điều trị mà chị không chú trọng vào chế độ ăn uống, giữ gìn sức khỏe không tốt nên chỉ sau một năm, bệnh trĩ tái phát và một lần nữa chị phải sống chung với bệnh trĩ.
Không ít trường hợp bị tái phát trĩ sau điều trị, do lối sống và đặc thù công việc thường xuyên ngồi nhiều, ít vận động. Cũng vì nguyên nhân này mà tỷ lệ người mắc bệnh trĩ ngày càng tăng cao.
Bệnh trĩ càng để lâu càng khó điều trị và tốn kém nhiều chi phí. Nhiều chuyên gia khuyến cáo rằng, bệnh trĩ nên được điều trị vào giai đoạn đầu sẽ dễ hồi phục và phòng tránh bệnh tái phát. Do vậy khi phát hiện bệnh đang ở độ 1 hoặc độ 2, người bệnh cần thay đổi lối sống, kết hợp dùng kem bôi hoặc thuốc uống theo hướng dẫn điều trị từ bác sĩ.
Bệnh trĩ vẫn có nguy cơ tái phát sau khi điều trị phẫu thuật
Các cách phòng ngừa, ngăn chặn bệnh trĩ tái phát
Một chế độ ăn giàu chất xơ gồm các loại thực phẩm chưa qua chế biến như rau tươi, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, các loại đậu… giúp thúc đẩy nhu động ruột khỏe mạnh, đồng thời giảm táo bón và tiêu chảy, từ đó làm giảm áp lực trong trực tràng và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh trĩ.
- Uống nhiều nước trong ngày.
- Không ngồi hoặc đứng trong thời gian dài.
Đặc biệt tránh tình trạng ngồi quá lâu trong toilet.
- Duy trì cân nặng hợp lý. Béo phì đã được chứng minh là yếu tố góp phần gây bệnh trĩ, vì làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch của trực tràng và hậu môn.
- Tránh tình trạng rặn quá mức khi đi cầu. Đây được coi là nguyên nhân khá phổ biến làm xuất hiện hoặc tái phát bệnh trĩ.
- Đừng trì hoãn khi có cảm giác muốn đi tiêu.
- Duy trì hoạt động thể chất thường xuyên sẽ giúp các tĩnh mạch, máu ở khu vực hậu môn- trực tràng lưu thông tốt.
- Không lạm dụng thuốc nhuận tràng, thuốc xổ. Bởi đây là lý do khiến bạn khó điều chỉnh phân khi đi tiêu, là nguy cơ gây bệnh trĩ.
Điều trị sớm – chấm dứt nỗi lo về trĩ
Phát hiện và điều trị bệnh trĩ ở giai đoạn 1 và 2 sẽ giúp bệnh có khả năng hồi phục cao. Ngoài xây dựng chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt lành mạnh thì việc dùng kem bôi là yếu tố quan trọng giúp bệnh nhanh hồi phục. Trong khi thuốc uống có thể gây tâm lý ngán và gây ra tác dụng phụ, thì dùng kem bôi sẽ đạt hiệu quả cao, an toàn và dễ sử dụng.
KEM BÔI ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ PROCTO3
Kem bôi điều trị bệnh trĩ Procto3 là một sản phẩm có xuất xứ từ châu Âu, sử dụng hiệu quả giúp làm giảm nhanh triệu chứng bệnh trĩ. Bên cạnh đó, các thành phần có chiết xuất từ thiên nhiên cũng có tác dụng làm bền thành mạch, ngăn ngừa tiến triển của bệnh.
Chỉ định
Procto3 là kem bôi được chỉ định để điều trị tại chỗ các triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát của bệnh trĩ; Bao gồm cả trĩ nội và trĩ ngoại.
Trong quá trình sử dụng kem bôi điều trị bệnh trĩ Procto3, người bệnh cần duy trì một chế độ ăn uống khoa học, chú trọng cung cấp thực phẩm giàu chất xơ, tập luyện đều đặn, tránh ngồi lâu một chỗ và làm việc nặng, tránh để xảy ra tình trạng táo bón, rặn khi đi tiêu và giữ vệ sinh vùng hậu môn để tránh viêm nhiễm.
Mọi thắc mắc cần được tư vấn bạn có thể liên hệ trực tiếp đến:
- Số hotline: 1900 27 27 81
- Fanpage: Procto3 – Kem Bôi Trĩ Chính Hãng Châu Âu
Người viết: Mỹ Trinh
Hỗ trợ chuyên môn: Ds. Của Trần
Tài liệu tham khảo:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6572969/
https://www.webmd.com/digestive-disorders/features/get-help-your-hemorrhoids